FAQ

Kiểm định và Công nhận

Một chương trình Tiếng Anh CEFR của Vương Quốc Anh để được chấp nhận tại nơi làm việc hoặc giảng dạy phải được kiểm định và công nhận. Phần này tập hợp các câu hỏi thường gặp liên quan đến Kiểm định và Công nhận của chương trình tiếng Anh CEFR của London Language College.

London Language College là tổ chức tọa lạc tại London Anh Quốc với đầy đủ giấy phép triển khai chương trình tiếng Anh ở các cấp độ, từ chứng chỉ đến văn bằng (Diploma và Degree). London Language College đạt giấy phép của chính phủ Anh với mã  UKRLP (UK Register of Learning Providers) số 10087369. London Language College cũng được phê chuẩn để tham gia chươn trình của chính phủ Anh ESFA (the Education and Skills Funding Agency).

Toàn bộ chương trình tiếng Anh của CEFR English phối hợp với LRN Vương Quốc Anh. LRN là đơn vị cấp văn bằng tại Anh Quốc được kiểm định và công nhận  bởi Ofqual. 100% chương trình tiếng Anh CEFR được công nhận bởi Ofqual, công nhận tại Anh, tại Châu Âu và các quốc gia áp dụng hoặc công nhận khung năng lực CEFR.

Học viên có thể vào trang Oqual Anh Quốc để kiểm tra tính công nhận của từng chương trình dựa vào mã kiểm định. Cụ thể:

  • CEFR English A1 đạt mã kiểm định UK.Gov Ofqual 603/0506/X. Kiểm tra Tại đây
  • CEFR English A2 đạt kiểm định của UK.Gov Ofqual 603/0524/1. Kiểm tra Tại đây
  • CEFR English B1 đạt kiểm định của UK.Gov Ofqual 601/8050/X. Kiểm tra Tại đây
  • CEFR English B2 đạt kiểm định của UK.Gov Ofqual  601/8051/1. Kiểm tra Tại đây
  • CEFR English C1 đạt kiểm định của UK.Gov Ofqual 601/8055/9. Kiểm tra Tại đây
  • CEFR English C2 đạt mã kiểm định UK.Gov Ofqual 601/8054/7. Kiểm tra Tại đây

Toàn bộ chương trình tiếng Anh của London Language College phối hợp với hệ thống cấp chứng chỉ tiếng Anh được kiểm định và công nhận bởi Ofqual. Do đó các chương trình tiếng Anh CEFR được công nhận toàn diện tại Anh Quốc. Căn cứ các quy định và hiệp ước về công nhận chứng chỉ, bằng cấp tại Châu Âu và các quốc gia có sử dụng khung năng lực tiếng Anh CEFR, chứng chỉ tiếng Anh của London Language College (chương trình được công nhận bởi Ofqual) được công nhận về mặt nguyên tắc tại:

  • Công nhận toàn Châu Âu theo khung năng lực Chung Châu Âu CEFR
  • Công nhận tại Châu Á và Việt Nam theo khung năng lực Châu Á ARQF
  • Công nhận tại Châu Úc theo khung năng lực Châu Úc AQF với so sánh tương đương.
  • Công nhận toàn Châu Phi theo khung năng lực Châu Phi.
  • Công nhận theo hệ thống giáo dục nghề nghiệp và một số hiệp hội đào tạo nghề nghiệp Hoa Kỳ.

Lưu ý: Trong trường hợp áp dụng và sử dụng chứng chỉ Tiếng Anh CEFR tại từng Quốc gia, nếu Quốc gia có luật công nhận áp dụng riêng sẽ áp dụng theo Luật của Quốc gia.

Tiếng Anh theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 21/1/2014 được triển khai theo và tương thích với khung năng lực ngoại ngữ Châu Âu CEFR.

Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT tại điểm III, Mức độ tương thích giữa Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam và Khung tham chiếu chung Châu Âu nêu rõ:

Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. KNLNNVN được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR).

Theo văn bản số 1599/KTKDCLGD-KĐĐH ngày 06/10/2016, tại mục 2 và 3 xác định Ofqual là cơ quan về văn bằng và quy định khảo thí của Vương Quốc Anh. Tại mục 3 cũng nêu rõ:

Các chứng chỉ tiếng Anh của các tổ chức quốc tế uy tín, tương thích với các trình độ tại CEFR sẽ được công nhận theo các bậc tương thích tại khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Ngày 3/8/2016, Bộ giáo dục và Đào tạo có công văn số 3755/BGDĐT-GDTX gửi các Sở giáo dục và Đào tạo nêu rõ:

Việc chấp nhận chứng chỉ/chứng nhận năng lực ngoại ngữ nào và thời hạn áp dụng của chứng chỉ/chứng nhận là do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (nếu được Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền) xem xét, quyết định dựa theo yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đối với vị trí công việc.

Tiếng Anh CEFR là chương trình tiếng Anh theo khung năng lực chung Châu Âu CEFR, được kiểm định và công nhận bởi Ofqual Vương Quốc Anh (được cấp 6 mã kiểm định và công nhận cho tất cả các cấp độ bao gồm A1, A2, B1, B2, C1, C2) do đó:

Tiếng Anh CEFR của London Language College đủ điều kiện và được xem xét công nhận tại Việt Nam tương đương khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Chứng chỉ tiếng Anh CEFR của Vương Quốc Anh là không có thời hạn kết thúc. Tuy nhiên để duy trì và phát triển năng lực tiếng Anh, London Language College khuyến khích duy trì quá trình tự học sau khi tốt nghiệp.

Mục tiêu học và thi Tiếng Anh CEFR

Có rất nhiều chương trình tiếng Anh tại trên thế giới, vậy chương trình Tiếng Anh CEFR của London Language College giúp cho người học được gì trong học tập, giảng dạy, định cư?

CEFR (Common European Framework of Reference) là khung năng lực tham chiếu chung Châu Âu dùng cho ngôn ngữ trong đó có tiếng Anh. CEFR English hay Tiếng Anh CEFR là tên gọi tắt của chương trình tiếng Anh áp dụng khung năng lực tham chiếu chung Châu Âu dành cho ngôn ngữ.

Tiếng Anh CEFR (với các chương trình được kiểm định bởi Ofqual) được áp dụng và công nhận toàn cầu cho mục tiêu đánh giá kết quả học tập và sử dụng tiếng Anh, cũng như làm cơ sở để so sánh và công nhận năng lực tiếng Anh tương đương giữa các hệ thống giảng dạy.

Khung năng lực CEFR dành cho tiếng Anh gồm 6 cấp độ bao gồm A1, A2, B1, B2, C1, C2 tương thích hoàn toàn với các hệ thống đánh giá tiếng Anh được kiểm định và công nhận khác.

Tại Việt Nam Khung năng lực tiếng Anh 6 bậc dùng cho Việt Nam áp dụng và tương thích với tiếng Anh theo CEFR và là tiêu chuẩn nền tảng được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ chương trình đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT. Từ năm 2014, tất cả các chương trình đào tạo tại Việt Nam sẽ được áp dụng và/hoặc quy đổi theo hệ thống tiếng Anh CEFR để làm cơ sở đánh giá năng lực, xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng giáo trình và làm cơ sở quan trọng để xem xét công nhận tương đương trong bối cảnh có rất nhiều hệ thống đào tạo tiếng Anh đang có mặt tại Việt Nam.

CEFR chỉ là khung năng lực tham chiếu dành cho ngôn ngữ và những chương trình tiếng Anh theo khung năng lực CEFR muốn được công nhận phải là các chương trình kiểm định.

Những chương trình Tiếng Anh theo khung năng lực CEFR được kiểm định và công nhận như chương trình tiếng Anh CEFR của London Language College sẽ có các lợi thế sau đối với học viên:

  • Rõ ràng và minh bạch về mục tiêu học tập
  • Có thể dự đoán trước về kết quả học tập dựa vào khung năng lực mục tiêu, nội dung bài giảng và các kết quả đào tạo (Learning Outcome).
  • Chứng chỉ Tiếng Anh CEFR được công nhận tại hầu hết quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
  • Có thể so sánh tương đương với tất cả các hệ thống đào tạo tiếng Anh khác trên thế giới.
  • Giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ năng lực của ứng viên khi tiếp nhận làm việc.
  • Chứng chỉ có giá trị suốt đời.

Tiếng Anh theo khung năng lực CEFR hoàn toàn tương thích với các hệ thống đào tạo tiếng Anh khác trên thế giới. Bảng dưới đây so sánh giữa tiếng Anh CEFR và các hệ thống khác:

Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” và Quyết định số 2080/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt, điều chỉnh bổ sung đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục Quốc dân giai đoạn 2017-2025 xác định chương trình tiếng Anh 6 bậc dùng cho Việt Nam tương thích với tiếng Anh CEFR và là khung năng lực nền tảng cho chương trình đào tạo tiếng Anh trong hệ thống giáo dục Quốc dân.

Đối tượng áp dụng:

  • Trẻ mầm non trong giáo dục mầm non:
  • Học sinh phổ thông từ tiểu học đến trung học phổ thông trong hệ hống giáo dục phổ thông
  • Học viên thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp: Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
  • Sinh viên đại học và sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) theo hệ thống giáo dục đại học.
  • Đối với sinh viên khối ngành sư phạm ngoại ngữ.
  • Đối với người học thuộc hệ thống giáo dục thường xuyên bao gồm người lao động làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp trong và ngoài nước.
  • Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ)
  • Đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ.

Các quy định cụ thể:

Đối với cán bộ, công chức, viên chức áp dụng theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 – 2030” quy định:

  • Cán bộ, công chức ở Trung ương đạt bậc 4 (B2) theo khung năng lực CEFR
  • Viên chức và viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt bậc 4 (B2) theo khung năng lực CEFR
  • Cán bộ, công chức xã và cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp xã đạt bậc 3 (B1) theo khung năng lực CEFR

Đối với sinh viên Đại học:

Tiêu chuẩn xét tốt nghiệp sẽ phụ thuộc vào từng trường và từng chuyên ngành. Các chứng chỉ xem xét sẽ được dựa vào quyết định của từng trường theo khung năng lực CEFR dành cho tiếng Anh theo đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục Quốc dân.

Đối với sinh viên Thạc sĩ:

  • Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo về Ban hành quy chế Đào tạo trình độ Thạc sĩ quy định điều kiện xét được bảo vệ tốt nghiệp tối thiểu phải từ bậc 3/6 tương đương B1 theo khung năng lực CEFR.
  • Với những ứng viên có chứng chỉ CEFR B1 trở lên được miễn thi tiếng Anh đầu vào cho chương trình Thạc sĩ.

Đối với sinh viên Tiến sĩ:

  • Căn cứ Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo về Quy chế Tuyển sinh và Đào tạo trình độ Tiến sĩ phải đạt IELTS từ 5 – 6.5 tương ứng B2 theo khung năng lực CEFR.

Nhóm giáo viên:

Đối với giáo viên tiểu học

Điều 4, 5, 6 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/09/2015 quy định:

1. Giáo viên tiểu học hạng II, hạng III

  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT (sau đây gọi là Thông tư 01) về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
  • Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 (A2)  theo quy định tại Thông tư 01.

2. Giáo viên tiểu học hạng IV

  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư 01 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
  • Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 1 (A1) theo Thông tư 01.

II. Giáo viên THCS (cấp 2)

Điều 4, 5, 6 Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/09/2015 quy định:

Giáo viên THCS hạng I

  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư 01 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
  • Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 3 (B1) theo Thông tư 01.

2. Giáo viên THCS hạng II

  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư 01 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
  • Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 (A2) theo Thông tư 01 .

3. Giáo viên THCS hạng III

  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư 01 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
  • Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 1 (A1) theo Thông tư 01.

III. Giáo viên THPT (cấp 3)

Điều 4, 5, 6 Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 quy định:

1. Giáo viên THPT hạng I

  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định tại Thông tư 01 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
  • Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 3 (B1) theo Thông tư 01.

2. Giáo viên THPT hạng II, hạng III

  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (B1) theo quy định tại Thông tư 01 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
  • Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 (B1) theo Thông tư 01.

IV. Giáo viên mầm non

Điều 4, 5, 6 Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 quy định:

1. Giáo viên mầm non hạng II, hạng III

Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư 01 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

2. Giáo viên mầm non hạng IV

Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư 01 hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

Đối với giáo viên tiếng Anh

Căn cứ Công văn số 792/BGDĐT-NGCBQLGD về việc hướng dẫn thực hiện yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì:

  • Giáo viên tiếng Anh Tiểu học và THCS cần có trình độ tiếng Anh bậc 4 (B2),
  • Giáo viên tiếng Anh THPT và cao đẳng, đại học cần có trình độ tiếng Anh bậc 5 (C1)

Đối với các đối tượng khác:

  • Áp dụng theo quy định cụ thể của từng đơn vị và vị trí công việc.

Quá trình học Tiếng Anh CEFR

Học Tiếng Anh là một quá trình và chương trình tiếng Anh CEFR của London Language College cũng không ngoại lệ. Phần này giải đáp các thắc mắc về quá trình học của học viên nhằm tối ưu hiệu quả sau khi hoàn tất chương trình.

Chương trình Tiếng Anh CEFR áp dụng mô hình đào tạo Hybrid Learning, mô hình đào tạo kết hợp giữa học trực tuyến và thực hành trên lớp với 100% bài giảng đáp ứng khung năng lực CEFR, được công nhận bởi LRN và hệ thống kiểm định và khảo thí của London Language College

Hybrid Learning = Online + Ofline

Mô hình Hybrid Learning giúp tối ưu hiệu quả của đào tạo trực tuyến đồng thời kết hợp cả tính hiệu quả của đào tạo trên lớp, khắc phục nhược điểm của đào tạo trực tuyến 100% là dễ chán nản và bỏ cuộc do thiếu động lực và bạn bè trên lớp. Mô hình Hybrid Learning giúp:

  • Tiết kiệm thời gian
  • Tiết kiệm chi phí
  • Hiệu quả hơn với hệ thống trực tuyến đồng hành
  • Gia tăng năng lực tự học tiếng Anh
  • Duy trì hiệu quả năng lực tiếng Anh sau tốt nghiệp.

Để hiểu rõ hơn về mô hình Hybrid Learning, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

Do chương trình tiếng Anh CEFR của London Language Collge tương thích hoàn toàn với khung năng lực Châu Âu CEFR và khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam (cũng dựa trên khung CEFR), do đó sau khi hoàn tất chương trình, nếu không muốn thi lấy chứng chỉ của Tiếng Anh CEFR của London Language College, có thể tham gia bất kỳ các chương trình khảo thí nào.

Tiếng Anh CEFR của London Language College tập trung vào tính hiệu quả và năng lực sử dụng tiếng Anh của học viên hơn là việc lấy bằng cấp từ tổ chức nào. Học viên hoàn toàn tự tin và tự do lựa chọn và thi tại bất kỳ chương trình nào, bất kỳ trung tâm khảo thí nào sau khi hoàn tất chương trình.

London Language College triển khai tiếng Anh CEFR các trung tâm đào tạo và ôn luyện khắp cả nước thông qua mô hình PPP (Practice & Preparation Provider). Các PPP này sẽ tổ chức đào tạo tiếng Anh từ A1 đến C2.

Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo, học viên sẽ trải qua giai đoạn ôn luyện để thi lấy chứng chỉ tiếng Anh CEFR của London Language College.

Việc tổ chức thi chứng chỉ tiếng Anh của CEFR được diễn ra theo lịch toàn cầu và chỉ được tổ chức bởi London Language College. Các PPP không được triển khai khảo thí và đánh giá, công nhận kết quả.

Vui lòng liên hệ với đại diện độc quyền của London Language College về các chương trình Tiếng Anh CEFR TẠI ĐÂY để có thêm thông tin.

Trước khi tham gia chương trình Tiếng Anh CEFR của London Language College, học viên được kiểm tra năng lực tiếng Anh đầu vào để xác định trình độ tương ứng có thể tham gia học tập.

Vui lòng liên hệ với các PPP (Practice & Preparation Provider) của London Language College để được đăng ký thi xếp lớp.

Quá trình thi Tiếng Anh CEFR

Sau khi hoàn tất chương trình học, làm sao để thi một cách hiệu quả và thành công ngay từ lần đầu tham gia?

Học viên có thể đăng ký thi Tiếng Anh CEFR tại các trung tâm khảo thí của London Language College tại Việt Nam hoặc trên thế giới.

Vui lòng Liên hệ  để có thêm thông tin về địa điểm và mô hình thi Tiếng Anh CEFR.

  • Quá trình ôn tập tiếng Anh CEFR sẽ được triển khai bởi các PPP ủy quyền của London Language College.

Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo Tiếng Anh CEFR của London Language College học viên bên cạnh nâng cao năng lực tiếng Anh tương ứng với khung tiếng Anh CEFR còn có thể tự tin tham gia ôn luyện để lấy chứng chỉ tại bất kỳ hệ thống khảo thí được kiểm định và công nhận.

Quá trình khảo thí tiếng Anh CEFR của London Language College gồm 4 bài thi:

  • Thi nói
  • Thi viết
  • Thi nghe
  • Thi đọc hiểu

Tùy thuộc vào từng chương trình mà cấu trúc bài thi và thời gian có khác biệt. Vui lòng vào từng chương trình Tiếng Anh CEFR, vào Tab “Cấu trúc bài thi” của từng chương trình để có thêm thông tin.

Do mục tiêu của London Language Collge không tập trung vào ôn tập và luyện thi, thay vào đó là tập trung vào đào tạo nghiêm túc và tuân thủ mục tiêu đào tạo nhằm hiệu quả thực sự, do đó việc thi chứng chỉ Tiếng Anh CEFR không phải là vấn đề khó khăn nếu học viên tham gia học tập đầy đủ và nghiêm túc.

Các điều kiện cần để thi thành công:

  • Học tập đầy đủ và nghiêm túc
  • Tham gia ôn luyện

London Language College tuyệt đối không hứa hẹn hoặc cam kết thi đậu khi tham gia các chương trình Tiếng Anh CEFR.

Trả kết quả và thẩm tra chứng chỉ tiếng Anh CEFR

Mặc dù chứng chỉ Tiếng Anh CEFR của London Language College có giá trị vĩnh viễn, nhưng London Language College đề nghị ứng viên sau khi tốt nghiệp sử dụng các công cụ thẩm tra bằng cấp nhằm đảm bảo chứng minh cho bên thứ ba và các bên liên quan về quá trình học và thi của mình.

  • Bảng công bố kết quả – Statement of Result (SoR) & e-certificate trong 10 ngày làm việc (Bài thi trên giấy) và 5 ngày làm việc (Bài thi trên máy). SOR sẽ gửi email đến từng cá nhân hoặc thông qua các PPP ủy quyền tại Việt Nam.
  • Huy hiệu và chứng nhận điện tử sẽ được gửi trong 10 ngày làm việc thông qua email cho từng cá nhân hoặc thông qua các PPP.
  • Chứng chỉ bảng cứng (Hard-copy certificates) sẽ được gửi trong vòng 30 ngày kể từ ngày có công bố kết quả. Học viên có thể đến trực tiếp các PPP ủy quyền của London Language College hoặc được gửi về nhà bằng đường bưu điện.

CEFR English là thành viên của London Language College (LLC), một tổ chức tại London, đạt giấy phép của chính phủ Anh với mã  UKRLP (UK Register of Learning Providers) số 10087369. London Language College cũng được phê chuẩn để tham gia chươn trình của chính phủ Anh ESFA (the Education and Skills Funding Agency).

how can we help you?

Contact us at the Consulting WP office nearest to you or submit a business inquiry online.

Chương trình Level 3 in TESOL của LRN Anh Quốc giúp người học sau khi tốt nghiệp được tiếp nhận là giảng viên tiếng Anh tại các trung tâm Anh Ngữ

Learning Resources Network
Level 3 Certificate in TESOL, Kiểm định bởi Ofqual Vương Quốc Anh

Lưu ý: Chỉ chương trình tiếng Anh CEFR được Ofqual công nhận mới được công nhận

B29.win | Cổng game Bom Tấn Hội Tụ tải b29

B29 - Cổng Game Quốc Tế - Tải Game B29.Win